Mình không thích clip quảng cáo này
Xem tại đây: link
"Khi cố gắng nhồi nhét nhiều thông điệp vào 1 clip thì sẽ như ... không có thông điệp nào cả"
---
Mình thích ý tưởng "Làm chủ bữa tiệc của chính bạn" của brand LG XBOOM. Idea này rất rộng, dễ dàng được chẻ nhánh để có thể phát triển rất xa thành những thông điệp brand communications truyền cảm hứng sau này.
Mình muốn phân tích một chút:
"Làm chủ" là một platform rất phù hợp cho những thương hiệu dành cho nam giới. Romano cũng sở hữu cụm từ "làm chủ" này nhưng đánh vào những khoảnh khắc chiến thắng của người đàn ông - "làm chủ cuộc chơi".
Vì vậy mà đối với mình, idea "làm chủ bữa tiệc" - những khoảnh khắc vui chơi, ăn mừng là khá mới lạ và relevant đối với nhóm đối tượng nam giới trẻ.
Về sản phẩm, mình có tìm hiểu bằng desk research: "Loa LG XBOOM mang đến người dùng trải nghiệm khá thú vị với việc tích hợp bàn xoay DJ và cần gạt "Khuấy động bữa tiệc" ngay trên bề mặt loa. Người dùng có thể cài đặt những hiệu ứng âm thanh của riêng mình vào các bàn xoay và cần gạt để thử làm DJ của một bữa tiệc, điều mà trước đây chỉ có thể làm được bằng cách mua đầu đọc và đĩa Vinyl đắt tiền".
Nguồn: Internet |
Cá nhân mình rất thích 2 chữ "làm chủ", vừa rất thách thức cũng vừa rất inspirational. Mình nghĩ ngành công nghệ hoặc thời trang là những ngành kích thích phát sinh nhu cầu thay vì đáp ứng nhu cầu như ngành hàng tiêu dùng nhanh. Một chiếc loa cầm tay đơn thuần được kết nối bluetooth phát ra những giai điệu quen thuộc hoặc một chiếc loa "kẹo kéo" có thể cắm micro karaoke sao có thể sánh bằng một chiếc loa có thể cho phép mình tự sáng tạo âm nhạc chẳng cần phải thật cầu kì nhưng mà vui.
Nhưng, mình KHÔNG thích clip quảng cáo này!
Thứ nhất, mình KHÔNG xác định được đối tượng mục tiêu thông qua clip. Là dân chuyên hay nghiệp dư hay chỉ đơn giản là những người trẻ sành nhạc muốn "quẩy" hết mình trong âm nhạc? Bối cảnh sử dụng như thế nào?
Nếu là dân chuyên, bối cảnh sẽ giống như một quán bar, club với hình ảnh chàng DJ say mê trong âm nhạc, khán giả đu đưa cuồng nhiệt trong ánh sáng và men cùng "những người lạ".
Nếu là nghiệp dư, bối cảnh trong clip hoàn toàn phù hợp nhưng lại không giống như "bữa tiệc của chính bạn" mà là "bữa tiệc của người đi thuê người làm nhạc", Touliver là người được thuê làm nhạc.
Nhưng nếu là những người trẻ muốn có những khoảnh khắc thăng hoa trong âm nhạc cùng bạn bè, thì mình rất expect sự kết nối giữa những diễn viên với nhau và với anh chàng DJ thay vì việc ai mạnh người đó làm như trong clip. Đồng thời, đã gọi là bữa tiệc thì không thể dăm ba người và lắc lư cũng không nên gượng gạo, vì âm nhạc khiến người ta feel.
Cá nhân mình nghĩ tập khách hàng của sản phẩm loa này là những người trẻ sành nhạc, hiểu về làm nhạc, muốn thể hiện tài năng mà qua đó đem lại những khoảnh khắc rất vui, rất trẻ cùng bạn bè.
Một chiếc đàn ghita có thể thích hợp cho những đêm đông lạnh được cùng bạn vè vây quanh đám lửa hát ngân nga câu ca quên hết nỗi sầu.
Nhưng một chiếc loa tích hợp "bàn xoay DJ và cần gạt" lại khiến mình liên tưởng tới những tháng ngày rất tuổi trẻ, rất cuồng nhiệt. Chẳng cần phải lắm cầu kì, một buổi tiệc nướng ở một khoảng trời thật rộng với âm nhạc từ chiếc loa tích hợp, bạn bè cùng trầm trồ chàng DJ dù amateur nhưng chơi nhạc đầy say mê và họ có bên nhau những kỉ ức rất chân thực, như chính tuổi trẻ vậy.
Source: Internet |
Feeling của mình ngay trong lần đầu xem là ... bị hụt. Sau tất cả những đặc điểm được liệt kê nào là âm thanh, là pin, là bass, là kích thước loa,... mình đã rất expect một câu kết rất chi là funtional - product claim - giống như bao sản phẩm công nghệ khác như là "LG XBOOM - công nghệ âm thanh hàng đầu thế giới". Hoặc nếu đã sử dụng Hoàng Touliver làm KOL mà ở đây là vai trò expert thì "LG XBOOM - sự lựa chọn của bậc thầy âm nhạc" có lẽ là một lựa chọn hợp lí.
Nhưng câu tagline được xuất hiện lại rất emotional: "làm chủ bữa tiệc của chính bạn".
Đối với ngành hàng thuộc về nhóm "high involvement" và "think" như công nghệ, khi quy chiếu vào mô hình FCB thì purchasing journey sẽ đi từ think, feel đến do, nghĩa là cần tiếp cận consumers bằng những thông điệp informative trong giai đoạn đầu thương hiệu ra mắt. Việc tiếp cận bằng những thông điệp mang lại cảm xúc sẽ chỉ phù hợp với những ngành hàng như thời trang, F&B.
Source: Internet |
Thứ ba, sau 30s clip, mình không có ấn tượng gì cả. Mình nghĩ bạn cũng có cảm nhận giống mình. Vì Marketing cần single-minded, và người tiêu dùng chỉ dành cho quảng cáo 8s
Đoạn clip chỉ 30s nhưng có quá nhiều information và không information nào được highlight. Bản thân mình xem clip dưới view của một người làm Marketing mà còn không nhận ra USP của sản phẩm hay có feeling với thương hiệu thì mình nghĩ sẽ khó để người tiêu dùng có một nhận thức gì về thương hiệu mới LG XBOOM
Cũng thương hiệu LG, nhưng LG TV OLED lại tạo ra một TVC rất informative và để lại ấn tượng. Mình thường xem TVC này khi đứng đợi thang máy rồi chẳng hiểu sao bị niêm trong đầu đó là TV OLED rất mỏng mà chất lượng hình ảnh rất nét. Xem tại đây: Link
Tại sao mình lại có ấn tượng này?
Phần visualize đặc tính sản phẩm được dựa trên một type of content dù đã lỗi thời nhưng chưa bao giờ hết hiệu quả: COMPARISON. So sánh giữa cũ và mới, giữa của mình và của đối thủ.
Mình đã từng đọc đâu đó kiến thức về trí nhớ, rằng nếu bạn gắn một kí ức với một sự kiện thì kí ức đó sẽ được nhớ rất lâu. Giống như khi bạn học từ vựng tiếng Anh, nếu bạn gặp từ mới trong 1 bài hát hay được nghe một câu chuyện về từ đó, tự khắc bạn nhớ mãi.
Vì vậy khi bạn truyền thông một thông điệp mà không cho nó một sự kiện, người xem sẽ không nhớ. Mình nhớ hình ảnh TV Led siêu dày bỗng dưng bất ngờ biến thành TV Oled mỏng như tờ giấy, thế là mình nhớ cái TV đó rất mỏng. Bạn thấy không? Nó cho mình một bối cảnh.
Dù strategy, big idea hay insight lúc nào cũng được tôn thờ nhưng mình vẫn tin execution quan trọng hơn cả vì execution là thứ mà người tiêu dùng thấy.
LG XBOOM xuất phát với một idea mà mình tin rất strong nhưng thực thi thì có phần nhiều sạn. Mình không được tiếp cận những report về hiệu quả của campaign communication này hay tác động của nó đến business ra sao. Mình chỉ đưa ra quan điểm dưới góc nhìn của một người tiêu dùng có kiến thức "sương sương" về Marketing. Có thể campaign sẽ khiến TA (target audiences) aware được LG vừa ra mắt một sản phẩm loa mới còn sản phẩm đó như thế nào thì mình tin đây là sự "tự nỗ lực đi tìm hiểu" của chỉ những người đã, đang có nhu cầu mà thôi
Và khi không phải là một "smart work" thì ... phải tốn nhiều tiền cho paid media!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét