Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Love boss or hate boss? (Phần 2)

tháng 9 03, 2019 0 Comments
Link phần 1: here
Demotivated và disappointed là hai từ chính xác để miêu tả cảm xúc của mình khi ấy. Tại sao ư? Vì đúng là mình sai rồi
Trở về bàn làm việc và làm một cuộc tâm sự mỏng với anh đồng nghiệp vào cùng thời, rằng vừa buồn vì bị rejected, vừa thấy cuối cùng chẳng có solution nào được đưa ra cả, vì game thủ vẫn còn chửi bấn loạn trên Fanpage, Group
Anh phân tích mình nghe rằng nếu đó không phải là lỗi mà users vẫn la lối đó là lỗi vì họ không biết, không hiểu cái thay đổi đó thì em cần làm một bài hướng dẫn để users hiểu rằng sau cập nhật sẽ có những thay đổi mới chứ không phải game bị lỗi hay Nhà phát hành làm ăn lôi thôi         
Bỗng dưng cảm giác tim mình nhẹ bớt, vì nút thắt nãy giờ đã được gỡ 

Rồi mình nhận ra, mọi khúc mắc dường như được nới lỏng ra ngay sau khoảnh khắc ấy
Mình lục lại tin nhắn, back ngược lại câu hỏi mình hỏi Boss, một tia sáng lóe lên trong đầu, rõ ràng solutions mình muốn hướng tới trong câu hỏi là một giải pháp GIÁN TIẾP (về PR), nhưng câu hỏi ngược lại của Boss đã lái câu trả lời về hướng giải quyết TRỰC TIẾP: "cụ thể users đang phản hồi tiêu cực VỀ ĐIỀU GÌ?"
Lí do không có solutions nào được đưa ra trong suốt buổi meeting vì hướng giải quyết TRỰC TIẾP là solutions nằm ở SẢN PHẨM, là câu chuyện về tính năng, về lỗi, là task của team vận hành game (game operation team) và nếu có involve team MKT trong tình huống này đi nữa thì cũng chỉ là việc communicate cho team vận hành biết những phản hồi của người chơi để team có phương án sửa và MKT sẽ truyền đạt lại thông tin đến người chơi   
Đó cũng là lí do mà suốt buổi nói chuyện mình luôn có cảm giác như Boss đang bào chữa, và hơi thở mình gấp, như thể sẵn sàng đáp trả bất cứ sự phi logic nào ở đây. Nhưng mình đã bị dẫn đi bằng một cách nào đó
Nguồn: Jenny Yu
Mình chẳng rõ Boss sai, mình đúng hay ngược lại, vì trắng đen rõ rành rành mình đã đứng trên một quan điểm khác. Nhờ mình ngu game nên mình chẳng quan tâm điều users nói là đúng hay sai. Vì có đúng hay sai thì cũng chỉ Nhà phát hành biết, người chơi họ vẫn vậy, chỉ có nội bộ những con người làm game là thấy an tâm vì "ồ, thì ra là tụi nó nhận thức vấn đề sai, chứ tao làm đúng"

Đối với mình, thật sự, xây dựng một nhận thức hoặc có thể khó hơn, thay đổi một nhận thức là công việc của MKT. Rằng khách hàng của mình đang không hài lòng, họ không tin mình, họ luôn nghĩ mình đang tìm mọi cách để moi tiền của họ. Vậy làm sao để họ tin?
Nói gì là quan trọng nhưng ai nói còn quan trọng hơn? Có nên book một bên thứ 3 không? Nếu PR không work thì streamers thế nào? Một câu CTA của streamer có sức nặng ghê gớm mà biết bao báo cáo đã thống kê. Một câu "khen nhẹ" của streamer có giúp làm dịu tình hình không. Đã có vlogger nào tạo ra content về góc khuất của quy trình làm "game hút máu" chưa, hay chỉ toàn content của những game thủ sành game

Đó là những thứ mà mình tin mình expect được nghe từ Boss. Cuộc meeting chắc chắn đã có thể đầy những cú gật đầu thay vì những suy nghĩ hoài nghi. Nhưng họa chẳng may lại ngược lối

Cuối cùng chẳng phải là câu chuyện đúng sai, chỉ là mình mong học được điều gì đó thật đáng nể từ BOSS. Đó giống như là giây phút giải ra một bài toán thời còn học chuyên, tự dưng tim rất nhẹ, đầu óc chẳng còn bất cứ lưỡng lự gì trên đời.

1 + 1 = 2
Phép nhị phân 0 hay 1?

Love boss or hate boss? (Phần 1)

tháng 9 03, 2019 0 Comments

Chạy xe giữa làn gió vô hình, những dòng suy nghĩ sượt qua cũng nhanh như tốc độ gió va chạm xác thịt.
Cuộc trò chuyện giữa mình và Boss hữu hình đến sống động bằng cách nào đó được tua đi tua lại trong đầu.

Đầu quân cho ngành game là quyết định mạo hiểm vô cùng nhưng mình đã từng excited vô chừng.
Vào team dòng game hardcore là dòng đời đưa đẩy cho một con nhỏ vốn từ nhỏ hận game. Ngu sản phẩm (game). Ngu cả insight của một gamer nhưng vẫn cố chấp gắn bó với ngành vì quan điểm "yếu chỗ nào tìm người giỏi chỗ đó bù vào"
Nhưng mình nghĩ là một chuyện, Sếp nghĩ sao là một chuyện khác.
Giống như căn bệnh về xương, ngày nắng chẳng sao nhưng khi trái gió trở trời thì bộc phát
Những ngày game chạy mượt mà thì mọi thứ đều nhẹ êm trôi. Ngày game gặp lỗi, mọi lỗ hổng từ quy trình làm việc đến nhân sự bắt đầu lộ diện và xoáy sâu
Nguồn: Jenny Yu
Giống như bất cứ một ứng dụng mobile nào, những phiên bản mới của apps (new version) sẽ được updated thường xuyên trên Google Play hoặc Appstore.
Bản cập nhật siêu bự của game vừa ra mắt đã bị game thủ la lối về lỗi mất này mất kia và đặc biệt là những tính năng mới trong game đòi hỏi người chơi phải NẠP TIỀN thay vì sử dụng chất xám hay cày như những version trước.
Theo một thuật ngữ "rất đời" trong ngành game, đó là "Game hút máu"

Rất khác so với những lần cập nhật trước của game mình, thay vì chờ đón háo hức hay thảo luận rôm rả, lần này cảm xúc tiêu cực của game thủ lấn áp hơn hẳn những phản hồi tích cực
Mình hỏi ngay tình huống này với Boss vì đây là lần đầu mình gặp, rằng mình nên làm gì để lấy lòng users và lật lại tình thế, mình cũng đề xuất hướng giải quyết đẩy bài PR (tiếng nói của bên thứ 3)
Boss hỏi ngược lại mình rằng Boss cần biết cụ thể users đang phản hồi tiêu cực về điều gì?
Ngay lập tức mình research và sum up ra được 5 vấn đề
Boss book một cuộc họp với team và hỏi mình chia sẻ chi tiết vì sao mình sum up được 5 vấn đề trên.
Mình dựa vào lượt mentions, vấn đề nào được mentions nhiều nhất, được raise lên mà được nhiều users đồng ý thì mình sort ra
Nguồn: Jenny Yu
Và cú twist của câu chuyện cũng đến...

Boss nhận thấy KHÔNG vấn đề nào trong 5 vấn đề được mình đưa ra thật sự là vấn đề cả. Ví dụ "game hút máu" thì đó là đặc thù, nghe nhạc cũng phải trả tiền thì giải trí như chơi game cũng phải có phí. Game thủ xóa accounts nhiều để chống đối Nhà phát hành thì nhiều là bao nhiêu? 10 cases thì không là bao so với tỷ lệ Active users (A1) mỗi ngày của mình là 17 000 users/day
Để củng cố thêm cho lập luận, Boss gọi thêm 1 nhân sự cứng về game để hỏi thăm tình hình phản hồi của users sau cập nhật và y như rằng anh càng nói thì lý lẽ của Boss càng vững chắc

Boss đưa cho mình một kết luận về sự thiếu hiểu biết của mình về game dẫn đến những đánh giá không chính xác, vì trong nhiều trường hợp đối thủ cũng có thể vào la lối làm loạn, và nhiều game thủ cũng giả vờ gặp vấn đề này nọ để được đền bù, chưa đủ, những anh hùng bàn phím thường hay "chửi đổng", thấy người ta la thì mình cũng la hoặc không có gì cũng la

(Còn tiếp)