Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Giá như mình hiểu được ý nghĩa của Marketing

tháng 12 03, 2018 0 Comments
Đọc bài báo tóm tắt chung kết Young Marketers diễn ra vừa rồi (tại đây), chợt rùng mình. Không phải vì những ý tưởng đột phá, mà vì những hoài nghi của mình về ý nghĩa của Marketing chợt rõ ràng hơn bao giờ hết. Rằng tính thực tế, thực dụng hay những diễn giải, viễn cảnh vẽ ra đang được lên ngôi?

Đọc bài làm của em - cậu quán quân, chị lại có chút chạnh lòng, vì cách phân tích của em cũng là những gì chị đã khai thác. Nhưng hơn cả một sự hối tiếc, hờn dỗi hay tự thỏa mãn bản thân, nó đè nặng lên áp lực đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: đối với những giải pháp mang tính định tính thay vì định lượng như thế này, đâu mới là đúng?

Ngược về thời gian hơn 1 tháng về trước, khi đề vừa được công bố

Để người trẻ hiểu Tuồng, giải pháp mình nghĩ đến là cho giới trẻ - thế hệ đại diện tương lai của Việt Nam - được tạo nên một "symbol" cho Việt Nam. Mình muốn đánh thức "national consciousness" bằng Tuồng. Mình muốn người trẻ cảm giác "feeling of belonging to a nation" thông qua Tuồng. Vì hơn ai hết mình hiểu rất rõ cái feeling này khi có thời gian ở nước ngoài trong 2 tháng. Khi sống trong môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ, người ta cần một điều gì đó để bấu víu, để không lạc lõng, để không bơ vơ: đó chính là nguồn cội, sự tự hào dân tộc.

Vì sao người Mỹ không thích chia sẻ về lịch sử Mỹ: Tại đây
Tại sao Mexico lại bị cho là một "dân tộc con hoang"? - "Tôi là một con lừa" của tác giả Phương Mai
Tại sao cùng mang một quốc tịch Úc nhưng cuộc chiến âm ỉ giữa người Úc bản địa và người Úc ngoại lai vẫn diễn ra hàng thập kỉ? - "Tôi là một con lừa" của tác giả Phương Mai

Vậy mà một dân tộc hàng nghìn năm tuổi với những dấu tích văn hóa, lịch sử đậm nét, những chiến tích chấn động thế giới lại không khiến những đứa con mới lớn của đất nước này tự hào: Việt Nam

Nhưng những lớp suy nghĩ, những trang nghiên cứu, những dòng phân tích này nhanh chóng bị mình từ bỏ, vì khi nhìn thật rõ ràng, cảm nhận thật cặn kẽ cuộc sống của giới trẻ, mình nhận ra đối tượng của insight quá hẹp, vì nó quá sâu sắc khi liệu còn bao nhiêu những cô cậu trẻ Việt Nam quan tâm đến vấn đề văn hóa và lịch sử bên lề những sự kiện giải trí, xã hội nóng bỏng. Vì vậy để xây dựng Tuồng là một symbol, trước hết phải đi một con đường dài để gợi dậy sự quan tâm về tự hào dân tộc thông qua văn hóa.
Cá nhân mình nhận thấy sự tự hào dân tộc chỉ được giới trẻ đả động mạnh mẽ khi có diễn ra những sự kiện chính trị như giàn khoan 981 hay những sự kiện thể thao, giải trí lan tỏa như U23, thay vì là những vấn đề văn hóa.

Và mình bắt đầu tìm đến insight mang tính thực dụng hơn, đối tượng rộng hơn.

Cho đến hôm nay, đọc được nhận xét của BGK về bài làm của cậu quán quân, sự khen ngợi hết lời cho một insight sâu sắc với nhiều lớp lang ấn tượng, về cách xây dựng Tuồng là một "national identity" gợi dậy lòng tự hào. Mình bơ vơ giữa câu hỏi, có phải mình đã sai?
Đối với những giải pháp dựa trên phương pháp định tính, đâu sẽ là tiêu chuẩn để đo lường tính hiệu quả và khả thi, hay sẽ chỉ là những diễn giải, những viễn cảnh được vẽ ra trong đầu (Đọc bài báo tại đây). 

Đối với mình, một con nhỏ có phần thực dụng và đầu óc hơi kinh doanh, mình rất cần câu trả lời cho 2 câu hỏi: Làm thế nào để "awake national consciousness, national pride" thông qua văn hóa, làm thế nào để biến Tuồng thành một "National identity"?

Khi vấn đề văn hóa trở nên quá khó, cần rất nhiều những nghiên cứu để kết luận quá trình thay đổi nhận thức trong giới trẻ, mình đã đi tìm hướng giải quyết khác, gần gũi với giới trẻ hơn: là giải trí

Đặt ra câu hỏi làm thế nào để người trẻ dành buổi tối cuối tuần đi xem Tuồng thay vì đi CGV?
Rào cản đi xem Tuồng là Tuồng không mang lại giá trị như họ đi xem phim. Động lực đi xem Tuồng là được biết, được trải nghiệm cái ký ức mà họ chưa từng được sống.

Sau khi trò chuyện với thằng bạn lần đầu đi xem Tuồng về, mình chợt nhận ra giá trị của Tuồng nằm ở sự giải trí mang tính nghệ thuật, thay vì "mì ăn liền" như phim và Tuồng mang vẻ đẹp của quá khứ chân thực.
Ý tưởng về định vị Tuồng ra đời.

Trở lại với thực tại

Lại rớt Young Marketers sau nhiều năm theo đuổi. Hai năm về trước là bài toán về lười vận động. Ấu dâm là câu hỏi dành cho năm ngoái. Và năm nay, vấn đề Tuồng mai một được đặt ra. Nhưng cảm giác khó chịu nhất vẫn là không biết bản thân đã sai ở đâu, thiếu sót ở đâu. Nó ăn mòn suy nghĩ và đưa mình vào vòng lẩn quẩn của sự bất lực. Đọc thêm bao nhiêu sách nữa là đủ, cần thêm bao nhiêu kinh nghiệm đi làm nữa thì cần thiết, hay việc đậu rớt chỉ là một cái duyên?
Sẽ là một bài phân tích trên giấy đầy sâu sắc, dẫn đến gốc rễ hay một kế hoạch thực thi chặt chẽ, logic?
...

Giá như ai đó giải thích mình hiểu ý nghĩa của từng hoạt động Marketing, mình sẽ có một điểm tựa để thôi không bơ vơ giữa những đáp án.